TOP > Professional Interview
Khi quyết định về việc du học tại Nhật Ban được đưa ra, các thủ tục khác nhau phải được hoàn thành trước khi nhập cảnh vào Nhật Bản. Trước tiên, phải lựa chọn trường học và viết đơn xin học. Sau khi thành công ở bài thi tuyển sinh, người nộp đơn nhận được "Giấy Phép Nhập Trường". Sau đó, phải điền vào đơn xin xác nhận đủ năng lực gửi tới phòng nhập cảnh địa phương. Khi giấy xác nhận được ban hành, thí sinh có thể nộp đơn xin cấp thị thực tại đại sứ quán Nhật Bản tại đất nước mình. Ngay khi đến Nhật Bản, thí sinh cần phải nhận được sự cho phép nhập cư của văn phòng chi nhánh nhập cư tại sân bay và sau đó sẵn sàng bắt đầu các hoạt động tại Nhật Bản với tư cách là một sinh viên quốc tế.
Làm quen với các phong tục của người Nhật là cần thiết để khiến cho cuộc sống tại Nhật Bản trở thành một trải nghiệm thú vị. Dưới đây là những ví dụ về các phong tục chung tại Nhật Bản.
・Khi sử dụng phương tiện công cộng, không nói chuyện qua điện thoại di động trong suốt thời gian tàu hoặc xe buýt chạy.
・Đứng theo hàng khi lên xe buýt hoặc tàu hỏa.
・Không nói chuyện to tại các nơi công cộng.
・Vứt rác đúng nơi quy định. Không vứt rác bừa bãi.
・Không hút thuốc ngoài nơi quy đinh. Và những quy định khác.
Những phong tục và quy định khác là một số điều để dành cho bạn tìm hiểu và trải nghiệm bằng cách thu thập thông tin tại trường học trước tiên là từ giáo viên hướng dẫn và bạn bè, những điều này sẽ giúp bạn hiểu hơn về người dân tại Nhật Bản.
Đối với tất cả các cư dân là người nước ngoài tại Nhật Bản, nội dung của các hoạt động được cho phép và trạng thái của các thủ tục trong suốt thời kỳ lưu trú được nêu chi tiết trong Đạo Luật Kiểm Soát Nhập Cư và trong Đạo Luật Công Nhận Tị Nạn. du học sinh tìm được việc tại Nhật Bản sau khi hoàn thành một khóa đặc biệt tại Trường Dạy Nghề nâng cao và sau khi tốt nghiệp được bổ nhiệm chuyên gia phải thay đổi tình trạng cư trú thành trạng thái cho phép nhận việc làm. Tuy nhiên, việc thay đổi trạng thái cư trú sẽ chỉ được cho phép khi nội dung công việc được thực hiện cho chủ lao động tương ứng với tình trạng cư trú cho phép nhận việc làm, ví dụ như Chuyên Gia Nhân Sự/Các Dịch Vụ Quốc Tế hoặc Công Nghệ, và khi công việc đó được đánh giá là có mối quan hệ tồn tại giữa nội dung của ngành đã học tại Trường Dạy Nghề và nội dung của công việc phải thực hiện cho chủ lao động.
Cùng với việc toàn cầu hóa gia tăng của các công ty, việc thuê các du học sinh đã trở thành trọng điểm trong thời gian gần đây, tuy nhiên vẫn còn các tình huống khó khăn. So sánh một chút với hơn 20 nghìn người đang tìm kiếm việc làm trong năm 2013 thì 10.969 người, chỉ chiếm khoảng một nửa được thuê tuyển.
Hơn nữa, mặc dù các du học sinh ưa thích các công ty lớn thì thực tế 47% du học sinh nhận được việc làm tại các công ty có dưới 50 nhân viên và 76% nhận việc làm tại các công ty có quy mô nhỏ và vừa có dưới 300 nhân viên.
Con số này cho thấy các công ty quy mô nhỏ và vừa, số người ủng hộ nền kinh tế Nhật Bản, không tìm kiếm lao động đơn giản nhưng quan tâm đến việc đảm bảo nguồn nhân lực có trình độ cao và có động cơ bằng quan điểm thực hiện chiến lược toàn cầu về lâu dài. Xu hướng này đã và đang được tăng cường với một tốc độ nhanh chóng.
Điều mà các công ty Nhật Bản mong đợi ở các du học sinh là "Tính Nhật Bản" và "khả năng thích ứng đa văn hóa"."Tính Nhật Bản" có nghia (1) là mức độ thành thạo tiếng Nhật cần thiết để giao tiếp qua điện thoại, thư điện tử và thư từ công việc, kỹ năng này khác với hội thoại. (2)Khả năng hiểu rõ giá trị văn hóa (tập đoàn) của Người Nhật. (3)Tính sẵn sàng hợp tác, chú trọng vào sự hòa nhập (làm việc theo nhóm). Bên cạnh các phẩm chất được kỳ vọng này thì tầm quan trọng được đặt vào sự hiện diện của mức độ thành thạo ngôn ngữ bằng tiếng bản địa, tiếng Anh và ngôn ngữ thứ ba, sự khác biệt rõ ràng về mục đích khi so với các nhân viên người Nhật Bản, khát vọng và ham muốn thành công và giải thưởng.
Nhật Bản có lẽ là quốc gia duy nhất trên thế giới mà ở đó săn tìm việc làm bắt đầu từ khi sinh viên vẫn đang ghi danh vào một Trường Dạy Nghề. Lịch trình là thường là điểm quan trọng nhất mà những người săn tìm việc làm tại Nhật Bản phải đưa ra xem xét hoặc nếu không thì giai đoạn đăng ký sẽ trôi qua trước khi công việc đang hy vọng được thông báo.
Vì việc này, hành động cần làm trước tiên là phải có được thông tin về các buổi thông báo tuyển dụng của các công ty bằng cách đăng ký vào trang thông tin tuyển dụng. Bên cạnh việc tìm kiếm các chủ lao động nhiều triển vọng, thí sinh cần phải tự làm quen với việc viết sơ yếu lý lịch, tự phân tích và phân loại các nguyện vọng về tương lai, điều này sẽ tỏ rõ sự hữu ích trong các buổi phỏng vấn và các bài thi chuyển tiếp/xếp lớp. Do các bài kiểm tra viết có các câu hỏi giống nhau dành cho tất cả các ứng viên nên người săn tìm việc ngoại quốc sẽ cần phải ôn lại các kỹ năng tiếng Nhật của bản thân.
Từ kinh nghiệm của tôi với tư cách là lãnh đạo dự án khu vực Tohoku về "Dự Án Hỗ Trợ Tuyển Dụng Sinh Viên Quốc Tế" (Bộ Kinh Tế, Thương Mại và Công Nghiệp), kết hợp các công ty Nhật Bản và du học sinh thông qua các hoạt động nội trú, v,v... Khu vực Tohoku có nhiều công ty quy mô nhỏ và vừa vượt trội về công nghệ và dịch vụ và tại đây chủ sở hữu doanh nghiệp và nhân viên sẽ cùng làm việc. Tôi nghĩ rằng du học sinh nên thực hiện việc tìm kiếm không chỉ luôn theo quy mô công ty mà cũng nên nghĩ đến văn hóa công ty.
Săn tìm việc làm là một cơ hội tốt để tự đánh giá lại bản thân và để đạt được các kỹ năng mới đa dạng.
Khi gặp khó khăn, xin hãy kiên trì và đừng từ bỏ. Chúng tôi ở đây là để giúp bạn thực hiện được giấc mơ của chính mình.